21 October, 2017

#13: Bitcoin

#13: Bitcoin
Available in:
 Vietnamese
Reading time: 4 min.
Table of content

    Dạo gần đây tự nhiên rộ lên việc nhiều website có cài script, lợi dụng máy của người dùng đào bitcoin (viết tắt là BTC). Điều này khiến không ít người hoang mang vì chưa hiểu và cũng không có nhu cầu chơi btc. Trong bài này, mình sẽ giải thích 1 cách dễ hiểu về cách hoạt động, cái lợi, cũng như cái hại của loại tiền ảo này.

    Trước hết btc là loại đồng tiền không có thật. Okay như thế thì nó chả khác gì tiền trong thẻ ATM đúng không ?? 😀 ??
    … khồng, nó khác với ATM thế này:

    ATM giống như 1 vương quốc phong kiến, nghĩa là sẽ có triều đình (là 1 ngân hàng nào đó), đứng ra cai quản tất tần tật. Bạn là dân đen, muốn rút tiền, mở, đóng, chuyển khoản đều phải thông qua và đc sự đồng ý của triều đình.

    Thế nhưng btc lại hay ở chỗ nó không có tổ chức nào thực sự *cai quản* nó cả. Thay vào đó, mọi giao dịch của bạn sẽ đc tất cả mọi người trên thế giới theo dõi, và nếu bạn cố tình làm sai điều gì thì sẽ bị “đào thải” ngay.

    Nghe chưa ổn lắm phải ko? Hmm đúng đó, vì chúng ta lại đối mặt với 2 vấn đề lớn:

    1. Có ai giả mạo bạn thì sao?
    2. Các giao dịch đc lưu thế nào để không bị lẫn lộn lung tung?

    Để giải quyết 1, mỗi người khi tham gia btc sẽ có 1 * chữ kí điện tử* (private key) riêng. Để giả mạo chữ ký này, dù có máy tính mạnh nhất trên trái đất thì cũng sẽ tốn tới hàng chục năm.
    Nếu bạn muốn biết chi tiết hơn về cách hoạt động, hãy đọc blog cũ của mình tại đây: https://www.facebook.com/notes/chat…

    Các giao dịch sẽ đc ghi vào 1 “cuốn sổ” chung, gọi là blockchain. Mỗi người tham gia btc sẽ giữ 1 bản copy của cuốn sổ. Mỗi “trang” trong “cuốn sổ” đc gọi là 1 block, trong mỗi block sẽ ghi 1 số giao dịch.

    Điểm đặc biệt của blockchain đó là mỗi “trang” sẽ chứa 1 dòng “tóm tắt” nội dung của “trang” trước. Vì vậy, việc chỉnh sửa 1 “trang” cũ là điều ko thể, vì mình sẽ phải chỉnh sửa “tóm tắt” của tất cả các “trang” sau nó.

    Ví dụ về 1 block, với phần hashes bên phải là phần “tóm tắt” như mình đã nói ở trên

    Và đây cũng chính là chỗ để * đào* btc đây. Các máy tính rất mạnh trên thế giới sẽ đc * thuê* để “viết” và kiểm tra các “trang”, đặc biệt là phần “tóm tắt”. Người dùng btc sẽ phải trả 1 khoản phí nhỏ để duy trì các máy này.

    Phí này hiện tại là rất nhỏ,rẻ hơn nhiều dịch vụ ngân hàng. Thời gian xử lý cũng nhanh hơn do càng ngày càng có nhiều máy “hịn” tham gia đào. Vì vậy người ta ngày càng thích dùng btc hơn giao dịch qua ngân hàng.

    1 máy đào bitcoin điển hình, với 4 GPU radeon

    Hơi nâng cao: Có nhiều bạn thắc mắc vì sao máy đào btc thường dùng GPU, trong khi chẳng có gì cần đến đồ hoạ ở đây? Thực chất GPU có tới hàng nghìn lõi tính toán, nên có thể xử lý nhanh gấp hàng nghìn lần CPU.

    Hơn nữa btc không tính thuế do nó là dịch vụ xuyên quốc gia. Ko có chính phủ nào có thể cai quản hay cấm đoán btc. Vì vậy, dùng btc để chuyển tiền giữa các nước là 1 ý tưởng hay.

    Tuy nhiên btc cũng có nhiều hạn chế, ví dụ như ko thểtruy ngược lại thông tin chủ tài khoản, cũng ko thể khoá tài khoản đc, vì mọi người tham gia btc đều bình đẳng mà 😀
    Vậy nên đợt có virus wannacry, địa chỉ btc lù lù đấy mà cảnh sát cũng chẳng làm gì đc.

    Thêm nữa, vì lòng tham của con người là vô đáy. Nhiều người ko thể có máy mạnh để đào, nên đã lợi dụng chính máy tính của người dùng. 1 trang web luôn có lượng truy cập lớn mà, mỗi người góp 1 chút sức đào, thế là chủ web giàu ngay 😀

    Phốt này đã có ở nhiều web truyện tranh, và đáng buồn là đến web của VNU, 1 trường đại học rất danh tiếng của VN cũng gặp phốt

    Để phòng tránh, mình khuyên các bạn dùng extension của j2team (link: https://junookyo.blogspot.com/2016/… ).

    Cá nhân mình cũng đang dùng cái này, nhưng là vì tính năng chặn seen trên fb 🙂

    Want to receive latest articles from my blog?