Trời tính không bằng máy tính

blog

#17: Tản mạn chuyện thi cử

99% các bài trên blog của mình đều viết về công nghệ. Tuy không muốn lệch sóng chút nào, nhưng với những tin tức gần đây về cách thi và kết quả thi, mình thực sự không thể im lặng thêm được nữa. Và trong số blog đầu tiên mình viết tại Paris này, mình xin trình bày những ý kiến riêng của mình về vấn đề thi cử đang rất hot trong mấy ngày qua.

Bản thân mình cũng đã trải qua kỳ thi THPT quốc gia khốc liệt, và có lẽ là cũng khốc liệt không kém năm nay, khi mà đó là năm đầu tiên được phép thi ở tỉnh ngoài, năm đầu tiên thi 2 trong 1, và VNU thì có bài thi riêng, và cụm Thủy Lợi thì chấm văn quá chặt..

Đầu tiên, mình không phản đối việc thi gộp tốt nghiệp và thi ĐH, vấn đề ở cách thi cũ là học sinh phải học quá nhiều thứ thừa thãi. Ví dụ đơn cử như hầu hết hs ban A, khi thi vào ngành CNTT thì môn hoá ko còn dùng để làm gì nữa, và lúc ra trường đương nhiên sẽ quên sạch. Tất nhiên mình ko có ý bảo bỏ hẳn môn hoá, nhưng rõ ràng như mình, mình đã dám bỏ thời gian và công sức tìm hiểu chuyên ngành từ sớm, mình cũng bỏ thời gian tham gia hoạt động ngoại khoá để xây dựng các mối quan hệ. Mình chưa bao giờ hồi hận vì đã lựa chọn con đường đó cả.

Cái đáng nói ở đây chính là cách tổ chức kỳ thi. Có quá nhiều lỗ hổng tồn tại từ năm này qua năm khác, mà chính những người đứng đầu, người thì bao che, người thì chủ quan, không có cách xử lý triệt để. [1]

Quay lại với vấn đề về công nghệ.. vì dù sao đây là blog về công nghệ mà

Mình thực sự bất ngờ khi quy trình chấm trắc nghiệm, nhìn qua tưởng là hiện đại, thực ra lại có quá nhiều lỗ hổng lớn.

Đầu tiên là việc lưu đáp án dưới dạng text chứ không lưu ảnh. Đây thực sự là một sự bào chữa cho sự tụt hậu về công nghệ. Lý do vì 1 bức ảnh chỉ khoảng 500KB là nhiều rồi. Giờ tính sơ khối A cả nước có 850.000 thí sinh, như vậy tổng dữ liệu là vào khoảng 406GB, tức là mua 1 cái ổ cứng khoảng 800k vnđ là đủ lưu rồi. Và vì sao phải lưu ảnh? Vì chấm 1 lần ở địa phương rồi chấm lại lần nữa ở HN. Máy làm mà, có mất mấy công đâu? [2]

Tiếp theo là việc kết quả sau khi chấm đc lưu vào đĩa CD. Okay mình hiểu, đĩa CD đã lưu vào thì không sửa được, và do đĩa CD dung lượng ít nên phải lưu text? Okay vậy mình xin trả lời rằng nếu có người copy đĩa đó ra, sửa và lưu vào 1 cái đĩa mới, thì cũng coi như là sửa đc rồi. Hơn nữa, cũng có đầy thứ đã ghi rồi là ko sửa đc, ví dụ như blockchain.. à nếu cái đó mới quá thì có thể mã hoá bằng RSA (Hà Nội giữ private key và các tỉnh ngoài lấy public key).. đó chính là thuật toán đã và đang bảo vệ bạn khỏi bị nghe trộm thông tin trên internet mà? [3]

Và cuối cùng là việc người chấm đc sửa đáp án tự do mà máy không để ý gì? What?? Tại sao phần mềm nhập điểm của gv sửa gì là nó ghi lại hết còn cái này thì không??? Và 1 bài bị sửa quá nhiều thì cũng phải có gì để báo chứ???? Rõ ràng quy trình chấm đã quá lạc hậu và nhiều lỗ hổng.

Kết lại, mình không tin rằng tiêu cực sẽ hết, mà càng phát giác thì nó sẽ càng tinh vi hơn. Đó là lý do mà mình ko bao giờ tin con người, đặc biệt là những người sẵn sàng từ chối sự tiện dụng của công nghệ để quay về với thời đồ đá.

Còn mình, bản thân mình cũng đã phải hứng chịu sự thụt hậu của hệ thống giáo dục này quá lâu rồi. Mình không trách các thầy cô giáo, vì chính họ cũng bị điều khiển bởi thế lực kia.

Tham khảo:

[1] https://www.facebook.com/voxuanyen1977/posts/626426531077398

[2] http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/vu-viec-diem-thi-cao-bat-thuong-o-ha-giang-it-nhat-98-truong-hop-bi-can-thiep-20180716230546155.htm

[3] http://dantri.com.vn/su-kien/diem-thi-cao-bat-thuong-o-ha-giang-kho-tieu-cuc-neu-khong-co-su-dong-thuan-20180716075753574.htm

MỚI! Đăng ký nhận bài viết mới nhất qua chatbot: