25 April, 2017

#2: BÌNH CHỌN QUA FACEBOOK...

#2: BÌNH CHỌN QUA FACEBOOK...
Available in:
 Vietnamese
Reading time: 4 min.
Table of content

    Tiếp nối của phần 1, ở phần này mình xin nêu ra 1 vài công nghệ chống gian lận bình chọn qua facebook. Từ đó, mọi người có thể thấy 1 mặt trong công nghệ của chatbot – xử lý số liệu với **số lượng cực lớn.**Để mở đầu, mình xin được lấy ví dụ về việc vote Querencia của MUC. Với luật (có vẻ) là đã được rút kinh nghiệm từ năm ngoái cũng như từ vote k&q của prom (rất tiếc mình ko tham gia vụ này từ đầu :v )

    ?? 😀 ??

    Lỗ hổng nằm ở luật

    1 lượt share = 2 điểm (chỉ được tính khi share ở chế độ Công khai và được phép chia sẻ trên 1 tài khoản/ngày).

    Rõ ràng với các app trao đổi lượt share hiện tại thì câu trong ngoặc là vô dụng hoàn toàn, vì với việc trao đổi như vậy, ko chỉ là sẽ có 1 loạt nick thực share công khai mà lượng nick đó có thể nhiều đến mức ko thể share lặp lại trong 1 ngày.

    mình không được tài trợ bởi addmefast

    Hơn nữa, nếu các bạn check lượng share này bằng tay thì chúng ta sẽ được xem impossible mission 6 đó… vì trời tính vẫn ko bằng máy tính mà ?? 😀 ?? Trở lại với chatbot, vài ngày trước, BTC prom có đề xuất mình lập ra 1 phương pháp bình chọn mới chưa từng được dùng. Và sau đây là 1 vài thứ đc nháp ra:

    Như các bạn thấy, cái gì cũng có lỗ hổng… Và rồi điều chợt lóe lên trong đầu mình ko gì xa lạ,

    Completely Automated Public Turing test to tell Computers and Humans Apart

    Nghe nguy hiểm nhỉ. Turing test? Alan Turing ?? 😀 ?? Đúng vậy đó. bài test này được tạo ra trên ý tưởng của “cha đẻ” máy tính hiện đại, Alan Turing. Nếu ko có Turing hay thế chiến thứ 2 thì chắc giờ chúng ta còn không có nhạc của Alan Walker để mà nghe mất… Trở lại với vấn đề, thực chất Completely Automated Public Turing test to tell Computers and Humans Apart hay CAPTCHA không còn là thứ xa lạ nữa.

    captcha thật có tâm…

    Quen chứ ?? 😀 ??

    Nhưng tại sao nó hoạt động đc? đơn giản vì bạn thấy đó, sẽ méo mó thế kia người đọc còn khó chứ nói j đến máy 🙂 và đó cũng là vì sao robot “chịu thua” ở bước này và ko thể spam đc tiếp.Okay vậy giờ vận dụng thế nào? Trước tiên mình có tạo 1 file code trên server. File này đầu tiên sẽ tạo 1 code dạng K1NU1, lưu nó lại rồi xuất thành ảnh. Các bạn đọc mã số này ở ảnh, comment vào stt. Để check, mình chỉ cần check mã mình phân phát ra cộng với thời gian bạn cmt có hợp lệ ko. Và vì mỗi mã chỉ đc dùng 1 lần, mình sẽ biết được chính xác bạn lấy mã vào lúc nào, và bạn không lấy mã của người khác để comment.

    Như vậy với cách này, việc gian lận là không thể xảy ra vì có ai rảnh đâu mà ngồi cả ngày để gõ đi gõ lại mấy đoạn mã ??? 😀 ???

    PROBLEM SOLVED!

    đón xem số tiếp theo: MỘT CHATBOT MỚI TOANH ———- **Update lúc 15h24 25/4:**Có vẻ đã có người giải được CAPTCHA bằng máy. Mình đã nâng độ khó của captcha lên và thậm chí nếu có thể sẽ nâng lên thành 2 lớp captcha (1 lớp của google và 1 lớp của mình). Nhưng mình mong là sẽ ko đến mức đó 🙂)**Update 21h02 25/4:**Việc flood comment vẫn ko thuyên giảm… mình đã chuyển sang dùng captcha của google và kết quả thật bất ngờ… Không ngờ lại có những người kiên trì ngồi giải captcha như vậy :’( Kẻ lười biếng này lại tạo ra 1 lỗ hổng trong luật bình chọn rồi huhu.. Nhưng dù sao đó cũng là bài học đắt giá dành cho các lần sau. Chỉ cần thêm luật mỗi người chỉ tính 1 lượt vote, thì cách này đã giải quyết các vấn đề lớn như tránh spam, tránh việc không thể share public,…Dù sao thì mình vẫn không hiểu động lực nào khiến họ kiên trì ngồi giải những thứ quái quỷ này ?? 😀 ??

    Mình… lười… giải… captcha….

    Want to receive latest articles from my blog?